CHĂM SÓC BỆNH MÃN TÍNH

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, hơn 1/3 dân số thế giới mắc các chứng bệnh mãn tính. Tỷ lệ người tử vong do bệnh mãn tính chiếm 77% trong tổng số người chết hàng năm.

Các bệnh mãn tính về tim mạch, tiểu đường, bệnh về đường hô hấp. Số bệnh nhân ung thư chiếm tới 59% trong tổng số trên.

Để phòng ngừa bệnh mãn tính.

Cần áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, vận động thể lực 30 phút mỗi ngày. Chế độ ăn uống giảm ăn mỡ, đường, muối. Bệnh nhân mãn tính cần duy trì cân nặng hợp lý và nên chủ động sở hữu một số thiết bị y tế cá nhân. Bệnh nhân mãn tính rất cần kiểm soát tốt các chỉ số bên trong cơ thể.

Quá trình chữa bệnh mãn tính rất lâu dài và mệt mỏi. Bạn có thể phải đối mặt với các cơn đau và căng thẳng thường xuyên. Bệnh mãn tính là bệnh kéo dài trong thời gian từ 3 tháng trở lên. Tình trạng bệnh rất khó điều trị và hầu như không thể chữa hỏi hoàn toàn. Bệnh mãn tính không lây nhiễm nhưng hay tái phát và không thể phòng ngừa được bằng vaccine.

Bác sĩ thường dùng thuật ngữ “được kiểm soát” hoặc “ổn định” để chỉ tình trạng bệnh. Điều này cho biết bệnh đã không thay đổi hay tiến triển nặng thêm theo thời gian.

Bạn hãy trao đổi với chuyên gia khi mắc bệnh mãn tính để có được tư vấn tích cực. Việc đối diện với khó khăn một cách nhẹ nhàng sẽ giúp giảm đau và sống tích cực hơn.

Dịch vụ Bác sĩ gia đình của chúng tôi hỗ trợ tốt cho các nhóm bệnh mãn tính như:

Bệnh Tiểu Đường – Đái Tháo Đường.

Bệnh đái tháo đường là căn bệnh mãn tính khi cơ thể bị thiếu hoặc không sử dụng được insulin. Có kế hoạch cụ thể chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường sẽ giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Bệnh Cao Huyết Áp – Tăng Huyết Áp.

Nếu được chẩn đoán bị cao huyết áp, bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, cần biết rằng thói quen sống lành mạnh đóng vai trò chủ chốt.

Có kế hoạch chăm sóc và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp là rất quan trọng. Việc phụ thuộc vào thuốc không có lợi cho người dùng. Do đó, nên kiểm soát tốt huyết áp bằng phương pháp thay đổi lối sống. Điều này giúp người bệnh có thể tránh, trì hoãn hoặc giảm thiểu nhu cầu sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp.

Bệnh Tim Mạch.

Suy tim là tình trạng bệnh lý xảy ra khi tim mất khả năng bơm hiệu quả để duy trì dòng máu đáp ứng các nhu cầu của cơ thể. Bệnh nhân suy tim luôn gặp phải giới hạn về sức vận động và luôn cần người theo dõi, chăm sóc.

Suy tim là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của bệnh nhân. Có một quy trình và kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim chi tiết sẽ giúp điều dưỡng dễ dàng theo dõi và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

benh-man-tinh

Suy Thận.

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận. Trạng thái suy giảm chủ yếu là chức năng bài tiết chất thải của cơ thể sau quá trình chuyển hóa. Đối với nhiều trường hợp suy thận, đặc biệt là suy thận mạn, các chức năng khác của thận bị suy giảm nghiêm trọng.

Chức năng thận suy giảm như điều hòa dịch, điện giải, toan kiềm, kích thích tạo máu, tổng hợp vitamin D,… Việc dùng hai chữ “suy thận” thường dễ gây nhầm lẫn và thiếu chính xác. Hiện tại các thuật ngữ dùng chính xác trong y khoa để phân chia các tình trạng suy giảm chức năng thận bao gồm:

  • Tổn thương thận cấp (Acute Kidney Injury).
  • Suy thận cấp (Acute Kidney Failure).
  • Bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease).
  • Suy thận mạn giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease).

Bệnh Suy Gan.

Gan có “trách nhiệm” lọc máu từ tim và tĩnh mạch cửa, biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết nuôi cơ thể. Gan cũng giúp giải độc và bài tiết các chất có hại. Bởi vậy, gan được coi là cơ quan lớn nhất đảm nhận những vai trò sống còn của cơ thể.

Khi gan suy giảm chức năng, sẽ gây nguy hiểm khôn lường tới sức khỏe con người. Lúc đó có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan và ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác.

Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính (COPD).

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD, COAD hay COLD) là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi. Bệnh này được định tính là sự suy giảm thông khí mạn tính. Bệnh thường diễn tiến xấu dần theo thời gian. Các triệu chứng chính bao gồm khó thở, ho và sinh đờm. Đa số bệnh nhân viêm phế quản mạn tính có COPD.

Các Hội Chứng Chuyển Hoá.

Hội chứng chuyển hóa đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn và cũng là một thách thức lâm sàng trên toàn thế giới.

Hội chứng chuyển hoá là một tập hợp những yếu tố nguy cơ quan trọng mà mẫu số chung là sự bất thường. Đề kháng Insulin, Tăng Insulin máu trung ương (Betteridge), bao gồm:Tăng huyết áp, thừa cân, HDL cholesteron thấp, Triglycerid máu tăng, tăng đường huyết và đề kháng Insulin. Các yếu tố nguy cơ này nếu kết hợp với nhau sẽ làm tăng bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 ngay cả khi chúng chỉ mới hơi bất thường.

Leave Comments

0968634115
0968634115